So sánh các loại hình doanh nghiệp mới nhất


Hiện nay theo Luật Doanh nghiệp hiện hành mới nhất 2020, chúng ta có 5 loại hình doanh nghiệp được pháp luật công nhận. Do có nhiều loại hình như vậy nên một trong những vấn đề được người kinh doanh quan tâm là: Làm sao để phân biệt các loại hình này? Loại hình nào phù hợp với đội ngũ nhân sự và điều kiện mình đang có? Hôm nay hãy cùng Kế Toán F.A.T so sánh các loại hình doanh nghiệp mới nhất theo quy định này nhé!

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV)

a. Khái niệm

screenshot-1.png

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty đầu tiên trong danh sách so sánh các loại hình doanh nghiệp mới nhất ngày hôm nay!

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một doanh nghiệp /công ty được một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Người chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

b. Đặc điểm

  • Công ty TNHH MTV có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp phép Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc cấp giấy phép này cho công ty được thực hiện theo thứ tự và thủ tục chặt chẽ. Và được công khai hoàn toàn trên Cổng thông tin điện tử quốc gia. 
  • Chủ sở hữu công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Quá trình chuyển nhượng này phải được thực hiện theo các điều kiện thủ tục nhất định. Trường hợp việc chuyển nhượng cổ phần này có thể ảnh hưởng đến mô hình công ty. Khi đó, công ty phải tổ chức hoạt động theo mô hình công ty TNHH HTV trở lên hoặc công ty cổ phần (CTCP). Đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan chức năng liên quan.

c. Ưu và nhược điểm

  • Công ty TNHH MTV không được phép phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn khi công ty đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Công ty TNHH HTV trở lên)

a. Khái niệm

screenshot-2.png

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là một công ty / doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Trong đó số lượng thành viên trong công ty không được phép vượt quá 50 người. Người chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của công ty. 

b. Đặc điểm

Theo điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH HTV trở lên là doanh nghiệp trong đó:

  • Công ty TNHH HTV trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc cấp giấy phép này cho công ty cũng được thực hiện theo thứ tự và thủ tục chặt chẽ. Và được công khai hoàn toàn trên Cổng thông tin điện tử quốc gia. 
  • Thành viên trong công ty có trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Trừ trường hợp thành viên chưa góp hoặc góp nhưng chưa đủ số vốn cam kết thì phải chịu trách nhiệm tương ứng số vốn đã cam kết góp đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh 
  • Cơ cấu tổ chức: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong trường hợp có từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập ban kiểm soát.
  • Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng trong một số trường hợp nhất định

c. Ưu và nhược điểm

screenshot-3.png
  • Tương tự như công ty TNHH MTV, công ty TNHH HTV trở lên cũng không được quyền phát hành cổ phần.

3. Công ty cổ phần (CTCP)

a. Khái niệm

screenshot-4.png

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà cổ đông của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong đó tối thiểu phải có 3 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần được gọi là cổ đông.

b. Đặc điểm

  • Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu sau khi doanh nghiệp thành lập;
  • CTCP được phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu… để huy động vốn.

c. Ưu và nhược điểm 

  • Là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro không cao; 
  • Quy mô hoạt động lớn, không giới hạn số lượng cổ đông nên thuận lợi khi mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, do số lượng cổ đông có thể rất lớn nên việc quản lý và điều hành công ty tương đối phức tạp;
  • Cơ cấu vốn và khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phiếu. Đây là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này;

4. Công ty hợp danh (CTHD)

a. Khái niệm

screenshot-5.png

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 02 thành viên (là cá nhân) là chủ sở hữu chung của công ty. Các thành viên hợp danh còn lại chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Những người này chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp. 

b. Đặc điểm

  • CTHD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 
  • Thành viên hợp danh trong công ty không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc nhân danh cá nhân khác để thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi;
  • Thành viên hợp danh không được chuyển nhượng vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác;
  • Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Nếu điều này gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường phần thiệt hại cho công ty.
  •  Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Khi đó, số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Các thành viên góp vốn liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

5. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

a. Khái niệm

screenshot-6.png

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. 

b. Đặc điểm

  • DNTN không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào;
  • Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập duy nhất 01 DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là thành viên CTHD hoặc chủ hộ kinh doanh;
  • DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong CTHD, công ty TNHH hoặc CTCP;
  • Vì là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên chủ DNTN hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. 

Địa chỉ cung cấp Dịch vụ thành lập công ty/ Doanh nghiệp giá rẻ

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công ty là thế mạnh của Kế Toán F.A.T, tên đầy đủ là Công ty TNHH Giải pháp Financial – Accounting – Tax. Thời gian thực hiện từ 03 – 05 ngày làm việc tùy các gói dịch vụ. Chi phí hợp lý và tư vấn tận tình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!

Vậy là qua bài viết, Kế toán F.A.T đã giúp bạn so sánh các loại hình doanh nghiệp mới nhất theo Luật Doanh nghiệp hiện hành 2020 rồi đúng không nào? Nếu có bất cứ thắc mặc hay cần hỗ trợ tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Thông tin liên hệ:

Trụ sở: 319-C16 Khu Thương Mại Thuận Việt, Đường Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, TP. HCM

VPĐD: Ấp Thạnh Lợi, Trị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng

Website:  https://ketoanfat.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/dichvuketoanFAT

Tel: 028.62 910 910 (Giờ hành chính)

Hotline: 0979 848 745 (24/07)

Email: info@ketoanfat.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(028) 62 910 910 - 0936 578 575